Thông tin tuyển sinh
Mục tiêu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tại Đại học Duy Tân, với 154 tín chỉ, được bố trí trong 9 học kỳ, sinh viên có thể nhận bằng Kỹ sư sớm chỉ với 4 năm học tại trường. Với khối lượng thực hành thực tập được thiết kế 34 tín chỉ, sinh viên có thể bắt đầu công việc của kỹ sư Kỹ thuật Điện ngay khi tốt nghiệp. Có thể học tiếp ở bậc học cao hơn hoặc bổ sung kiến thức để nhận bằng học thứ 2 của khối ngành Điện Điện tử trong vòng 12-18 tháng.
Mục tiêu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện có khả năng:
- Áp dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống kỹ thuật điện trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Vận hành hệ thống Điện, quản lý lưới điện thông minh
- Hệ thống sản xuất tự động ở các nhà máy, xí nghiệp trong các công ty, các khu công nghiệp.
- Kỹ sư thiết kế, phân tích, đánh giá và cải tiến các dự án Điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng mới hiện nay
- Điều hành dự án, quản lý dự án năng lượng tái tạo.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển cho các hệ thống Điện – Điện tử
- Giảng dạy cho các trường Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề trong cả nước.
Mục tiêu chuyên ngành cụ thể
– Có kiến thức cơ sở ngành và ứng dụng vào thực tiễn lĩnh vực Kỹ thuật Điện: vẽ kỹ thuật, vẽ sơ đồ điện, autocad, có khả năng giải thích các ký hiệu sử dụng trên các tài liệu kỹ thuật do các nhà sản xuất trong và ngoài nước cung cấp; có kiến thức về mạch điện và đo lường điện, hiểu được bản chất về vật liệu điện điện tử, có kiến thức về khí cụ điện, có kiến thức về điện tử, vi mạch tương tự, vi mạch số, các kiến thức về kỹ thuật an toàn điện trong sản xuất.
– Có kiến thức chuyên ngành và ứng dụng vào thực tiễn lĩnh vực Kỹ thuật Điện: về đo lường cảm biến, hiểu biết về các loại máy điện, truyền động điện, cũng như các trang bị điện trên các máy công cụ
– Có khả năng nhận biết và giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện.
– Có khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế các ứng dụng, giải pháp kỹ thuật Kỹ thuật Điện. Có khả năng nghiên cứu các đề tài khoa học do thực tiễn ngành nghề yêu cầu nhằm khai thác và sử dụng tốt nhất các công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
– Đọc và vẽ được bản vẽ kỹ thuật và sơ đồ hệ thống điện.
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên ngành điện công nghiệp và kỹ thuật điện tử. Đọc được ký hiệu, đo thử và ứng dụng được các linh kiện điện tử và thực hiện các mạch cơ bản trong các vi mạch tương tự và vi mạch số. Nhận biết và sử dụng được các loại cảm biến căn bản. Tính toán và lựa chọn được các lại khí cụ điện cơ bản trong công nghiệp. Lắp đặt được các loại mạch điện dân dụng, chiếu sáng.
– Thí nghiệm các đặc tính máy biến áp, máy phát điện, động cơ một chiều và xoay chiều. Vẽ và đọc sơ đồ dây quấn máy điện. Sửa chữa được các hư hỏng và quấn lại các loại máy điện một chiều, xoay chiều một pha và ba pha. Lập trình được các chương trình cơ bản trong vi xử lý và điều khiển lập trình PLC với các mô hình mô phỏng trong sản xuất.
– Lắp đặt được tủ điện, các mạch điện điểu khiển và mạch động lực theo yêu cầu thực tế. Có khả năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, trang bị điện, trang bị chiếu sáng, thiết bị điện tử trong công nghiệp và dân dụng.
– Đo kiểm, sửa chữa và lắp đặt các hệ thống điện lạnh cơ bản trong công nghiệp và dân dụng.
– Có khả năng tự cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp công việc. Có khả năng tham gia thiết kế hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành do yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra.
– Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hiệu quả theo nhóm.
– Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tự nâng cao trình độ, thích nghi với sự phát triển của xã hội
– Ứng dụng được các kiến thức thông dụng về công nghệ thông tin trong công tác.
– Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
– Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
– Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
– Có lối sống trong sạch lành mạnh, chân thành, khiêm tốn giản dị, cẩn thận và trách nhiệm trong công việc.
– Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.
Trên đây là những thông tin về mục tiêu chương trình đào tạo ngành kỹ thuật Điện. Với môi trường đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, sinh viên được tạo nhiều điều kiện phát triển toàn diện. ĐH Duy Tân sẽ là môi trường học tập lý tưởng nhất cho những ai đam mê kỹ thuật Điện.
Link thông tin đăng ký tại đây: https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh/Page/EducationDetail.aspx?id=203