Điện Công nghiệp, Điện tử công nghiệp khác nhau thế nào?

Ngành Điện tử Công nghiệp

Ngành Điện tử Công nghiệp là ngành học kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho các học viên sau khi ra trường dễ tìm được việc làm hơn. Mục tiêu đào tạo ngành học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng (đặc trưng tiêu biểu của ngành học là làm việc với môi trường điện áp nhỏ – ít đi lại)

Điện Công nghiệp và Điện tử Công nghiệp khác nhau thế nào?

Các công việc trong lĩnh vực Điện tử Công nghiệp là

  • Lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp;
  • Sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; khí cụ điện hạ thế; bộ điều khiển; mạch xung – số; vi mạch số và IC thông dụng; phân tích,
  • Lắp ráp các bộ biến đổi công suất;
  • Lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện;
  • Xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị;
  • Lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố;
  • Kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý;
Hinh minh họa - Ngành Điện tử Công nghiệp
Hinh minh họa – Ngành Điện tử Công nghiệp

Ngành Điện Công nghiệp

Ngành Điện Công Nghiệp là ngành phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh (đặc trưng tiêu biểu của ngành học là làm việc với môi trường điện áp cao)

Xem thêm: Tương lai ngành Kỹ thuật Điện

Hình minh họa - Ngành Điện Công nghiệp
Hình minh họa – Ngành Điện Công nghiệp

Các công việc trong lĩnh vực Điện Công nghiệp

  • Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong doanh nghiệp có sử dụng máy điện; khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;
  • Tính toán, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;
  • Giám sát hệ thống điện công nghiệp tại trung tâm điều khiển

Bài viết trên đã cung cấp cho quý phụ huynh và thí sinh thông tin để phân biệt ngành Điện tử Công nghiệp và Điện Công nghiệp. Hi vọng bằng những cái nhìn tổng quan đã có được, các bạn thí sinh có thể đưa ra những lựa chọn, quyết định chính xác trong quá trình chọn ngành nghề của mình.

Hãy liên hệ ngay theo địa chỉ link sau http://duytan.edu.vn/tuyen-sinh để tham khảo thông tin tuyển sinh ngành học và liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết hơn nữa. Thân chào các bạn